Chất liệu thủy tinh lỏng được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày và trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đây là chất liệu dễ kiếm, giá thành rẻ, tạo ra rất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Vậy thủy tinh lỏng là gì, được sản xuất ra sao và ứng dụng như thế nào hiện nay?
Xem nhanh
Thủy tinh lỏng là gì? Được sản xuất thế nào?
Là chất liệu được rất nhiều khách hàng ưa chuộng trong thời gian gần đây, thủy tinh lỏng (hay còn gọi là thủy tinh nước) có ứng dụng vô cùng rộng rãi. Chất liệu này chính là hỗn hợp dung dịch đặc của K2SiO3 và Na2SiO3.
Loại thủy tinh này dạng lỏng, được sản xuất theo 2 phương pháp chính là pha rắn và pha lỏng. Cũng như những chất liệu thủy tinh khác, ban đầu loại thủy tinh này có màu trắng hoặc không có màu.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm từ thủy tinh, các nhà sản xuất đã pha chế thêm nhiều hợp chất khác nhau. Mục đích chính là tạo màu sắc cho thủy tinh lỏng thêm hấp dẫn.
Thủy tinh nước được điều chế bằng K2SiO3 và Na2SiO3 có sự tham gia của nhiệt độ cao. Cách thức điều chế như sau:
- Pha lỏng: Loại thủy tinh này được tạo ra khi kết hợp SiO2, NaOH và nước để trộn đều với nhau. Thông qua những thiết bị chuyên dụng, thành hơi và tạo thành Natri silicat.
- Pha rắn: Cho Na2CO3, Na2SO4 ở nhiệt độ dưới 900 độ C, trên 1600 độ C. Khi 2 chất này nóng chảy sẽ tạo thành Na2SiO3.
Các tính chất vật lý và hóa học của thủy tinh lỏng
Nắm được quy trình sản xuất của thủy tinh nước cho nên các nhà sản xuất lựa chọn chất liệu này để tạo ra xi măng, các vật liệu chịu lửa, công nghệ dệt may, phòng chống cháy thụ động…
Tính chất của thủy tinh lỏng bao gồm:
- Tỷ trọng của thủy tinh nước từ 1,4 – 1,42gr/cm3, khối lượng riêng khoảng 2,61 gr/cm3
- Độ nhớt của loại thủy tinh này giống keo nếu để ở trạng thái bình thường nguyên chất. Nếu để ngoài không khí, không được bảo quản đúng cách thì thủy tinh nước dễ bị phân rã.
- Để thủy tinh nước nóng chảy thì bạn cần nhiệt độ lên tới 1088 độ C, khoảng 1990 độ F.
- Thủy tinh nước hòa tan trong nước khoảng 22,2 gr/100ml nước, tuy nhiên nó lại không hòa tan trong alcohol.
- Loại thủy tinh này cũng dễ phân hủy bởi các loại axit như Axit Cacbonic, phản ứng với kiềm, kết tủa dạng keo đông tụ với Axit Silicsic.
Tổng hợp ứng dụng của thủy tinh lỏng trong cuộc sống
Thủy tinh lỏng dùng làm gì? Cũng tương tự như thủy tinh hữu cơ, thủy tinh lỏng được sử dụng rất đa dạng trong đời sống hiện đại.
Chế tạo thủy tinh, pha lê
Người ta sử dụng Natri Silicat tạo ra rất nhiều các sản phẩm làm từ thủy tinh, pha lê khác nhau. Độ bền của những sản phẩm từ Natri Silicat này rất cao. Đồng thời chúng còn mang tính thẩm mỹ hoàn hảo nhất.
Có thể kể tên những sản phẩm làm từ Natri silicat như: kỷ niệm chương pha lê, kỷ niệm chương thủy tinh, cúp thủy tinh, các loại ly chén uống nước, bình hoa, chai lọ, bát cốc…
Trong nông nghiệp
Cũng như những chất liệu khác, trong nông nghiệp, natri silicat có tác dụng bảo vệ các loại cây giống. Đơn giản là phủ một lớp Sodium Silicat lên các cây giống để tránh tình tình trạng nấm mốc, sâu bọ. Từ đó tăng đề kháng cho các loại cây giống an toàn nhất.
Trong ngành xây dựng
Natri Silicat còn được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng. Tiêu biểu là sản xuất xi măng, chất cách điện, chế tạo các vật liệu chịu nhiệt, dùng dạng tấm để chống ăn mòn vật liệu xây dựng…
Trong lĩnh vực y tế
Natri Silicat còn được ứng dụng nhiều ở lĩnh vực y tế. Chất liệu này dùng để sản xuất các thiết bị cấy ghép, ống nghiệm, ống thông…
Trong các ngành công nghiệp khác
Ngoài ra, Natri Silicat còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác bao gồm:
- Sử dụng trong ngành chế tạo giấy, dệt, nhuộm…
- Sử dụng Natri Silicat trong sản xuất chất tẩy rửa, chất chống cháy, chất kết dính của que hàn,…
- Sử dụng Natri Silicat trong bảo quản thực phẩm, ngăn chặn tia cực tím và các loại vi khuẩn độc hại từ hóa chất.
99+ mẫu kỷ niệm chương pha lê, thuỷ tinh đa dạng kiểu dáng, mẫu mã tại Gogift
Hướng dẫn sử dụng & bảo quản thủy tinh lỏng đúng cách
Nếu bạn không biết bảo quản, thì thủy tinh lỏng dễ dàng bị phân hủy mạnh. Hãy thực hiện những cách bảo quản và sử dụng thủy tinh nước theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo sản phẩm bạn dùng tốt nhất.
Cách sử dụng an toàn
- Dùng thêm đồ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với Natri Silicat để tránh chất này tác động lên da gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Không để Natri Silicat tiếp xúc với axit bởi nó bị phân hủy mạnh, lãng phí tài nguyên.
- Nếu để Natri Silicat tiếp xúc với Clo (nhôm, thiếc, kẽm, các hợp kim khác) sẽ dễ dẫn tới cháy nổ, cho nên bạn cần tránh để Clo quanh Natri Silicat.
- Bảo quản Natri Silicat ở nơi kín đáo, để tránh bị phân hủy sau khi sử dụng xong.
Cách bảo quản Natri Silicat
- Không sử dụng các loại hộp nhôm, kẽm, thiếc, hợp kim khác đựng Natri silicat bởi nó dễ bị cháy nổ.
- Đặc biệt nên đựng Natri Silicat trong thùng phi bằng tôn, thể tích khoảng từ 100-200 lít, hoặc có thể dùng thùng nhựa có nắp đậy thật kín.
Những thông tin về thủy tinh lỏng trên đã giúp cho quý khách hiểu hơn về chất liệu này. Khi có nhu cầu mua sắm các tặng phẩm liên quan tới chất liệu thủy tinh, pha lê, xin hãy liên hệ tới Gogift để được tư vấn tận tình nhất nhé!